Viet bao cao nghien cuu ve mot van de tu nhien
Manage episode 449036570 series 3477072
Dưới đây là soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội| Văn 12 tập 1 kết nối tri thức mà Vui học mang đến cho các em. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm kiến thức về các bước thực hiện một bài nghiên cứu về vấn đề tự nhiên xã hội bất kỳ.
1. Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội: Bài viết tham khảo
>> Xem thêm: Soạn văn 12 kết nối tri thức
2. Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội: Thực hành viết
Viết báo cáo nghiên cứu về lịch sử vương quốc Champa
- Đặt ra vấn đề:
Lịch sử của vương quốc Champa trong suốt thời kỳ Pháp thuộc là một đề tài thu hút rất nhiều nhà khoa học trên toàn thế giới. Họ đã lựa chọn nhiều cách để tiếp cận và nghiên cứu chi tiết, biến chúng thành những đề tài nóng hổi trong sách vở và báo chí. Đến khoảng thời gian sau năm 1975, nhiều nhà nghiên cứu ở đất nước Việt Nam ta cũng đã bắt đầu nghiên cứu và tìm hiểu thêm về chủ đề này, bổ sung thêm vào kho tàng tư liệu thế giới. Những thông tin đó sẽ ngày càng được hoàn thiện và lấp vào những khoảng trống mà các nhà nghiên cứu đi trước chưa làm được. Đây sẽ là những công trình nghiên cứu về tất cả các mảng của vương quốc Champa đến từ văn hóa, xã hội, đời sống, lễ hội hay từ mặt tín ngưỡng tôn giáo và sinh hoạt.
- Vấn đề được đưa ra:
Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy được một số thông tin cơ bản về Champa trong các tài liệu của lịch sử Trung Quốc như trong bộ sử Hán thư, Cựu đường thư, lương sử, Tân đường thử, Tống sử,...
Các nhà sử học, nhà nghiên cứu có thể dựa vào những nguồn lịch sử này để dựng lại lịch sử về Lâm Ấp-Hoàn Vương-Chiêm Thành.
Nhưng một nhược điểm lớn là những nguồn tài liệu viết về phong tục tập quán của người Chăm xưa sẽ theo hướng viết tay rời rạc, không có tính hệ thống và có nhiều thông tin khó có thể xác thực được tính chính xác.
Với những thông tin đến từ bài nghiên cứu khảo sát thực địa của những nhà nghiên cứu người Pháp thì họ cho rằng những bài nghiên cứu về dân tộc được viết bởi một người gốc Italia tên là Marco Polo. Ông là một vị quan làm dưới triều đại Mông Nguyên của Hốt Tất Liệt.
Vào những năm 1298 ông đã được cử đi làm sử giả ở một số nước Đông Nam Á trong đó có đất nước Champa. Ông đã ghi chép rất nhiều về đời sống và những phong tục tập quán của người chăm. Ông đã ghi chép những thông tin đó trong cuốn Le Livre de Marco Polo hay biết đến với tên Cuốn sách của Marco Polo được Phan Quốc Anh dịch vào năm 2006 trong trang 18.
Vào thế kỷ XIV, một số nhà linh mục đã đi truyền giáo tại đất nước Champa. Linh mục có tên là Odoric de Pordenone đã ghi chép về phong tục tập quán của người Champa trong cuốn sách Những cuộc viễn du sang châu Á được xuất bản tại Paris.
Tại Việt Nam ta, những tư liệu lịch sử của dân tộc Champa có thể được tìm thấy ở trong cuốn Đại Nam nhất thống chí, Đại Việt sử ký toàn thư hoặc một số nguồn tài liệu từ triều đại nhà Lý Trần đến triều Nguyễn. Những nguồn tài liệu này hay viết về lịch sử giao tranh, hòa hiếu triều cống của đất nước đó. Nhưng đó cũng là những ghi chép chính thống có giá trị quan trọng đến việc lưu giữ những ghi chép trên văn bia của Champa.
- Kết luận:
Các công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng và đời sống của nền văn minh Champa hầu hết đã được xuất bản thành đa dạng các thể loại khác nhau như sách, báo và tạp chí. Đây là sự góp sức của nhiều nhà nghiên cứu đến từ những quốc gia khác nhau và những lĩnh vực khác nhau.
Nhưng do nhiều rào cản về thời đại, ngôn ngữ cũng như các vấn đề khác đã khiến cho thực tế chưa có một công trình nghiên cứu nào có đầy đủ những thông tin về người Champa và không một tài liệu nào được hệ thống khoa học và đầy đủ về chủ đề này.
Các tài liệu tham khảo:
“Trường Pô Klong & Đặc san Ước vọng”. Do International Office of Champa (IOC-Champa) xuất bản ở Paris – San Jose do Báo Thị Hoa giới thiệu và trình bày vào năm 2007.
Nguồn:
399 эпизодов