Artwork

Контент предоставлен France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Весь контент подкастов, включая эпизоды, графику и описания подкастов, загружается и предоставляется непосредственно компанией France Médias Monde and RFI Tiếng Việt или ее партнером по платформе подкастов. Если вы считаете, что кто-то использует вашу работу, защищенную авторским правом, без вашего разрешения, вы можете выполнить процедуру, описанную здесь https://ru.player.fm/legal.
Player FM - приложение для подкастов
Работайте офлайн с приложением Player FM !

2025 : Ukraina khóa van khí đốt Nga vào Liên Âu, Mỹ chuẩn bị cuộc chiến thương mại toàn cầu

9:31
 
Поделиться
 

Manage episode 459809401 series 1455066
Контент предоставлен France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Весь контент подкастов, включая эпизоды, графику и описания подкастов, загружается и предоставляется непосредственно компанией France Médias Monde and RFI Tiếng Việt или ее партнером по платформе подкастов. Если вы считаете, что кто-то использует вашу работу, защищенную авторским правом, без вашего разрешения, вы можете выполнить процедуру, описанную здесь https://ru.player.fm/legal.

Ngay những ngày đầu năm mới, Liên Hiệp Châu Âu đã có nhiều mối lo : OCDE giảm dự phóng tăng trưởng của Pháp và Đức, hai đầu tàu kinh tế trong khối Euro ; Ukraina khóa van đưa khí đốt của Nga vào thị trường chung, tác động trực tiếp đến nhiều thành viên trong khối ; Bruxelles bị đặt trước nguy cơ một cuộc chiến thương mại toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ đang dấy lên.

Trong báo cáo được công bố đầu tháng 12/2024, OCDE hạ dự báo tăng trưởng của Đức và Pháp. Tránh nêu lên yếu tố bất ổn chính trị tại Pháp làm phương hại đến tăng trưởng, cơ quan này nhận định một cách khách quan là « những nỗ lực của Paris cắt giảm chi tiêu và giảm nợ công, giảm thâm hụt ngân sách sẽ tác động trực tiếp đến tỷ lệ tăng trưởng ». GDP của Pháp cho 2025 dự trù tăng 0,7 % thay vì 1 % như OCDE đã loan báo trước đó.

Tình hình tại Đức không sáng sủa hơn do Berlin vẫn bị kẹt trong khủng hoảng về năng lượng và xuất khẩu sang Trung Quốc, sang nhiều nước châu Á bị đình trệ. Đức, trong thế xuất siêu với Hoa Kỳ, chờ đợi lãnh búa rìu từ chính sách bảo hộ của chính quyền Donald Trump sắp tới.

Mất nguồn khí đốt của Nga qua ngả Ukraina

Bên cạnh đó, sự kiện được chú ý chính là quyết định « chưa từng có » : Kiev ngừng làm trung gian đưa khí đốt của Nga sang thị trường châu Âu. Matxcơva tháng 2/2022 đưa quân xâm chiến Ukraina, nhưng tập đoàn Gazprom vẫn hợp tác với Naftogaz vì cần hệ thống các đường ống dẫn khí đốt đặt trên lãnh thổ Ukraina để cung cấp khí đốt cho Liên Âu. Nhờ vai trò trung gian đó mà bất chấp chiến tranh, Naftogaz mỗi năm vẫn nhận được của Gazprom từ 800 triệu đến 1 tỷ đô la tiền cho thuê hệ thống các đường ống dẫn khí đốt.

Nhưng sau 40 năm hoạt động và 3 năm chiến tranh, Kiev thông báo kể từ ngày 01/01/2025 ngừng sự hợp tác đó. Không một mét khối khí đốt nào của Nga xuất khẩu sang châu Âu trung chuyển qua lãnh thổ Ukraina. Chính quyền của tổng thống Volodymyr Zelensky muốn dứt khoát cắt đứt một trong những nguồn thu nhập tài trợ cỗ máy chiến tranh của ông Putin : Năm 2023, Matxcơva xuất khẩu hơn 6 tỷ đô la khí đốt sang Liên Âu.

Quyết định này của Kiev đặt Bruxelles trong thế kẹt, vì trên thực tế, dù mạnh tay trừng phạt Matxcơva xâm chiếm Ukraina, Liên Âu vẫn cần khí đốt của Nga. Đức và nhiều nước Đông Âu - Slovakia, Hungary và Áo - phụ thuộc từ 60 % đến 80 % vào khí đốt của Nga.

Kiev đánh vào túi tiền của Matxcơva

Trên đài RFI Pháp ngữ, giáo sư Thierry Bros giảng dạy tại trường Khoa Học Chính Trị Sciences Po Paris, chuyên gia về thị trường khí đốt, nhấn mạnh do dầu khí vẫn là nguồn tài trợ cho cỗ máy chiến tranh của tổng thống Vladimir Putin, quyết định từ phía Kiev ngừng hợp tác với tập đoàn Gazprom trước hết ảnh hưởng đến nước Nga, khi mà thu nhập của Gazprom đang cạn dần :

« Đối với Gazprom vấn đề nằm ở chỗ khối lượng bán sang châu Âu bị sụt giảm mạnh, từ khi nổ ra chiến tranh. Chính Liên Âu là thị trường lớn nhất của Gazprom. Từ 2023, Gazprom bắt đầu bị thua lỗ và tập đoàn Nga đã phải mạnh tay dừng lại các chương trình đầu tư. Bước kế tiếp là sẽ sa thải nhân viên, nhưng về mặt xã hội, đây là một giải pháp khó có thể chấp nhận được ».

May mắn thay, trước mắt Liên Âu vẫn đứng ngoài một cuộc khủng hoảng về năng lượng và giá khí đốt trên thị trường quốc tế cũng không bị đẩy vọt lên cao vì nhiều lý do.

Theo các dữ liệu hải quan, sau ba năm chiến tranh giữa Nga và Ukraina, Nga đã « đánh mất » 2/3 thị trường châu Âu : khối lượng xuất khẩu khí đốt sang Liên Âu đang từ hơn 150 tỷ mét khối/năm nay chỉ còn chưa đầy 50 tỷ và một nửa trong số đó được cung cấp dưới dạng khí hóa lỏng, nửa còn lại được phân phối cho châu Âu qua hai ngả : đường ống Turkstream (hay còn gọi là Turkish Stream) nối các nhà máy Nga với Thổ Nhĩ Kỳ xuyên qua lòng Biển Đen và Ukraina.

Hiện tại, mỗi năm, Ukraina chỉ còn là cửa ngõ trung chuyển từ 12 đến 14 tỷ mét khối khí đốt của Nga vào thị trường Liên Âu. Khí đốt của Nga bán cho Liên Âu qua ngả Ukraina chỉ còn bảo đảm từ 5 đến 8 % nhu cầu tiêu thụ của toàn khối trong Liên Âu. Con số này thấp hơn rất nhiều so với thời điểm mà Liên Hiệp Châu Âu phụ thuộc đến 40 % vào khí đốt của Nga hồi trước chiến tranh Ukraina.

Châu Âu chưa bao giờ dám mạnh tay trừng phạt khí đốt của Nga

Trong một cuộc hội thảo do Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp - IFRI tổ chức tháng 12/2024, Didier Holleaux, phó tổng giám đốc tập đoàn năng lượng Pháp ENGIE, chủ tịch hiệp hội các nhà phân phối khí đốt châu Âu Eurogas, nêu bật một điểm quan trọng : Chính vì sự phụ thuộc quá lớn của Liên Âu vào khí đốt Nga mà tổng thống Putin đã sử dụng năng lượng này như một công cụ phục vụ Matxcơva:

« Nga đã sử dụng khí đốt như một công cụ phục vụ các mục tiêu địa chính trị từ trước khi Matxcơva khởi động chiến tranh Ukraina. Mùa hè 2021, khi thấy nhu cầu tiêu thụ của châu Âu tăng cao vì nhiều lý do khác nhau, Nga tạm thời đã giảm mức cung sang thị trường này và như vậy, tạo thêm căng thẳng trên thị trường năng lượng của châu Âu để hưởng lợi. Tình trạng đó kéo dài suốt mùa hè và mùa thu 2021 và chúng ta thấy rõ thế thượng phong của Nga trong lĩnh vực này.

Với chiến tranh Ukraina, thị trường khí đốt bước sang một giai đoạn mới và phải nói là Nga đã khéo léo giật dây, gây ra một làn sóng sợ hãi để đẩy giá khí đốt lên cao hơn nữa. Ngay sau khi tuyên chiến với Ukraina, Matxcơva tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu, nhưng đòi được thanh toán bằng đồng rúp, tiếp theo đó là những yêu sách mới về các thể thức thanh toán, về hệ thống thanh toán qua các ngân hàng của Nga, với đỉnh điểm là Nga tuyên bố ngừng cung cấp khi đốt cho Ba Lan… Nga cố tình tạo nên một cơn sốt trên thị trường khí đốt và khi cảm thấy cần thì lại áp đặt thêm một số những điều kiện khác. Cần nhấn mạnh là cho đến tận tháng 06/2024, Nga hoàn toàn làm chủ tình hình trên thị trường khí đốt. Nga quyết định hạn chế khối lượng cung cấp sang thị trường này, trong lúc mà Liên Âu tuy ban hành nhiều biện pháp trừng phạt Matxcơva xâm chiếm Ukraina, nhưng tuyệt nhiên không trừng phạt khí đốt của Nga. Tất cả những dao động trên thị trường khí đốt trong thời gian qua đều xuất phát từ phía Nga ».

Cho đến cuối 2024, tập đoàn Nga Gazprom vẫn xuất khẩu dầu khí cho châu Âu qua ngả Ukraina. Nghịch lý ở đây là cho dù Nga và Ukraina trong tình trạng chiến tranh, mỗi tháng Kiev vẫn gửi hóa đơn đòi tập đoàn dầu khí của Nga Gazprom thanh toán tiền thuê hệ thống các đường ống dẫn khí đốt của Ukraina và Gazprom thì vẫn rất sòng phẳng với phía Kiev. Phó tổng giám đốc tập đoàn năng lượng Pháp Didier Holleaux đưa ra hai yếu tố giải thích cho nghịch lý trong quan hệ giữa hai quốc gia tham chiếm bị gắn kết vì những hợp đồng năng lượng :

« Thứ nhất, ngành công nghiệp khí đốt có truyền thống lâu đời là các bên phải tôn trọng những hợp đồng dài hạn, trừ trường hợp bất khả kháng và đây là điều mà trước Nga và Ukraina, nhiều nhà cung cấp khác cũng đã phải tuân thủ để giữ uy tín với khách hàng. Lý do thứ hai là qua hệ thống đường ống dẫn khí đốt của Ukraina, Matxcơva tiếp tục cung cấp năng lượng cho các quốc gia có lập trường thân Nga. Chính vì thế mà Slovakia, Hungary hay Áo nhận được một phần lớn trong số từ 12 đến 13 -14 tỷ mét khối khí đốt của Nga bán sang Liên Âu qua trung gian Ukraina ».

Nga mất thị trường châu Âu, Mỹ hưởng lợi

Nhờ chiến tranh Ukraina mà Na Uy, Qatar và nhất là Mỹ mở rộng thị phần tại châu Âu. Đúng một tháng trước lễ tuyên thệ nhậm chức ngày 20/12/2024, tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump trên mạng xã hội cá nhân đã viết : « Liên Âu cần thu hẹp xuất siêu với Mỹ bằng cách mua nhiều dầu khí của Mỹ hơn. Nếu không (Hoa Kỳ sẽ) áp dụng thuế hải quan trên mọi mặt (nhắm vào hàng của châu âu xuất khẩu vào Mỹ) ». Cũng ông Trump dọa đánh thuế 10 % vào các mặt hàng xuất khẩu của châu Âu. Từ ngày Donald Trump đắc cử tháng 11/2024, Bruxelles và mỗi thành viên trong Liên Âu đều thể hiện thái độ tích cực để hy vọng tìm được cách đối thoại với Trump. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu và chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương - BCE đã đoán trước được ý của Donald Trump. Cả Ursula Von der Leyen lẫn Christine Lagarde cùng kêu gọi mua thêm hàng của Mỹ để tránh một cuộc chiến thương mại với nền kinh tế số 1 toàn cầu.

Theo đánh giá của nhà nghiên cứu Elvire Fabry, Viện nghiên cứu châu Âu Jacques Delors, Bruxelles và thế giới biết rằng ông Trump không đe dọa suông, cho dù là với những đồng minh « thân thiết » của Washington. Donald Trump cũng sẵn sàng xé bỏ những hiệp định mà chính ông là tác giả, như trường hợp với hai nước Bắc Mỹ là Canada và Mêhicô:

« Donald Trump loan báo trước ý định của ông trước khi chính thức bước vào Nhà Trắng. Chắc chắn là ông không đợi đến 2026 mới đàm phán lại hiệp định tự do mậu dịch với Canada và Mêhicô mà chính ông đã chủ xướng. Hoa Kỳ đang hoàn toàn bước ra ngoài những quy luật về kinh tế và thương mai hiện hành từ trước đến nay, bước ra ngoài luật chơi của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Chúng ta đã lún sâu vào một cuộc chiến thương mại. Điều đáng chú ý ở đây là Donald Trump đang khóa chặt những cánh cửa vẫn còn cho phép hàng của Trung Quốc, của Châu Âu và của thế giới xuất khẩu vào Mỹ qua ngả Canada và Mêhicô.

(...) Chúng ta cũng nhận thấy là có một sự nhập nhằng, hay đúng hơn là chính quyền Trump vừa sử dụng những công cụ kinh tế như thuế hải quan, luật thương mại với những mục đích chính trị. Chẳng hạn như ông Trump chủ trương dùng đòn thương mại để ngăn chặn các đường dây buôn lậu ma túy tổng hợp fentanyl, hay với mục đích ngăn chận các làn sóng người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ… Châu Âu phải thấy trước rằng Donald Trump có thể dùng lá bài thương mại để mặc cả về viện trợ của Mỹ cho Ukraina, về việc Washington bảo đảm an ninh cho châu Âu… »

Cũng nhà nghiên cứu của viện Jacques Delors trên đài truyền hình France 24 nhấn mạnh viễn cảnh một cuộc chiến thương mại toàn cầu là « khó tránh khỏi »:

« Có một sự thay đổi lớn giữa nhiệm kỳ đầu của ông Donald Trump với chính quyền Trump sắp tới. Lần trước tổng thống Trump đề ra mục tiêu lấy lại cân bằng trong cán cân thương mại với Trung Quốc, nhưng lần này quyết tâm của chính quyền sắp tới ở Nhà Trắng mạnh hơn nhiều : Donald Trump muốn làm thay đổi cả mô hình kinh tế của Trung Quốc, bởi theo ông, dân Trung Quốc mua sắm quá ít, do vậy hàng sản xuất ra phải bán ra nước ngoài, tức là đổ vào thị trường Mỹ. Bởi vậy theo ông, nếu người dân Trung Quốc tiêu thụ nhiều hơn, Mỹ sẽ không còn trong thế nhập siêu so với Trung Quốc. Tính toán này có nhiều giới hạn của nó và kèm theo đó là những bất cập trong chính sách kinh tế và thương mại của Hoa Kỳ : Trump muốn có một đồng đô la mạnh nhưng ông quên rằng, điều đó bất lợi cho khu vực xuất khẩu, cho các nhà sản xuất ở Mỹ ».

Không có gì bảo đảm là chính sách thương mại của Donald Trump có lợi cho Hoa Kỳ, cho người dân Mỹ, cho những cử tri đã bỏ phiếu cho ông. Điều đó không cấm cản tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ chưa quay lại Nhà Trắng mà đã đặt cả thế giới vào thế bất an.

  continue reading

72 эпизодов

Artwork
iconПоделиться
 
Manage episode 459809401 series 1455066
Контент предоставлен France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Весь контент подкастов, включая эпизоды, графику и описания подкастов, загружается и предоставляется непосредственно компанией France Médias Monde and RFI Tiếng Việt или ее партнером по платформе подкастов. Если вы считаете, что кто-то использует вашу работу, защищенную авторским правом, без вашего разрешения, вы можете выполнить процедуру, описанную здесь https://ru.player.fm/legal.

Ngay những ngày đầu năm mới, Liên Hiệp Châu Âu đã có nhiều mối lo : OCDE giảm dự phóng tăng trưởng của Pháp và Đức, hai đầu tàu kinh tế trong khối Euro ; Ukraina khóa van đưa khí đốt của Nga vào thị trường chung, tác động trực tiếp đến nhiều thành viên trong khối ; Bruxelles bị đặt trước nguy cơ một cuộc chiến thương mại toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ đang dấy lên.

Trong báo cáo được công bố đầu tháng 12/2024, OCDE hạ dự báo tăng trưởng của Đức và Pháp. Tránh nêu lên yếu tố bất ổn chính trị tại Pháp làm phương hại đến tăng trưởng, cơ quan này nhận định một cách khách quan là « những nỗ lực của Paris cắt giảm chi tiêu và giảm nợ công, giảm thâm hụt ngân sách sẽ tác động trực tiếp đến tỷ lệ tăng trưởng ». GDP của Pháp cho 2025 dự trù tăng 0,7 % thay vì 1 % như OCDE đã loan báo trước đó.

Tình hình tại Đức không sáng sủa hơn do Berlin vẫn bị kẹt trong khủng hoảng về năng lượng và xuất khẩu sang Trung Quốc, sang nhiều nước châu Á bị đình trệ. Đức, trong thế xuất siêu với Hoa Kỳ, chờ đợi lãnh búa rìu từ chính sách bảo hộ của chính quyền Donald Trump sắp tới.

Mất nguồn khí đốt của Nga qua ngả Ukraina

Bên cạnh đó, sự kiện được chú ý chính là quyết định « chưa từng có » : Kiev ngừng làm trung gian đưa khí đốt của Nga sang thị trường châu Âu. Matxcơva tháng 2/2022 đưa quân xâm chiến Ukraina, nhưng tập đoàn Gazprom vẫn hợp tác với Naftogaz vì cần hệ thống các đường ống dẫn khí đốt đặt trên lãnh thổ Ukraina để cung cấp khí đốt cho Liên Âu. Nhờ vai trò trung gian đó mà bất chấp chiến tranh, Naftogaz mỗi năm vẫn nhận được của Gazprom từ 800 triệu đến 1 tỷ đô la tiền cho thuê hệ thống các đường ống dẫn khí đốt.

Nhưng sau 40 năm hoạt động và 3 năm chiến tranh, Kiev thông báo kể từ ngày 01/01/2025 ngừng sự hợp tác đó. Không một mét khối khí đốt nào của Nga xuất khẩu sang châu Âu trung chuyển qua lãnh thổ Ukraina. Chính quyền của tổng thống Volodymyr Zelensky muốn dứt khoát cắt đứt một trong những nguồn thu nhập tài trợ cỗ máy chiến tranh của ông Putin : Năm 2023, Matxcơva xuất khẩu hơn 6 tỷ đô la khí đốt sang Liên Âu.

Quyết định này của Kiev đặt Bruxelles trong thế kẹt, vì trên thực tế, dù mạnh tay trừng phạt Matxcơva xâm chiếm Ukraina, Liên Âu vẫn cần khí đốt của Nga. Đức và nhiều nước Đông Âu - Slovakia, Hungary và Áo - phụ thuộc từ 60 % đến 80 % vào khí đốt của Nga.

Kiev đánh vào túi tiền của Matxcơva

Trên đài RFI Pháp ngữ, giáo sư Thierry Bros giảng dạy tại trường Khoa Học Chính Trị Sciences Po Paris, chuyên gia về thị trường khí đốt, nhấn mạnh do dầu khí vẫn là nguồn tài trợ cho cỗ máy chiến tranh của tổng thống Vladimir Putin, quyết định từ phía Kiev ngừng hợp tác với tập đoàn Gazprom trước hết ảnh hưởng đến nước Nga, khi mà thu nhập của Gazprom đang cạn dần :

« Đối với Gazprom vấn đề nằm ở chỗ khối lượng bán sang châu Âu bị sụt giảm mạnh, từ khi nổ ra chiến tranh. Chính Liên Âu là thị trường lớn nhất của Gazprom. Từ 2023, Gazprom bắt đầu bị thua lỗ và tập đoàn Nga đã phải mạnh tay dừng lại các chương trình đầu tư. Bước kế tiếp là sẽ sa thải nhân viên, nhưng về mặt xã hội, đây là một giải pháp khó có thể chấp nhận được ».

May mắn thay, trước mắt Liên Âu vẫn đứng ngoài một cuộc khủng hoảng về năng lượng và giá khí đốt trên thị trường quốc tế cũng không bị đẩy vọt lên cao vì nhiều lý do.

Theo các dữ liệu hải quan, sau ba năm chiến tranh giữa Nga và Ukraina, Nga đã « đánh mất » 2/3 thị trường châu Âu : khối lượng xuất khẩu khí đốt sang Liên Âu đang từ hơn 150 tỷ mét khối/năm nay chỉ còn chưa đầy 50 tỷ và một nửa trong số đó được cung cấp dưới dạng khí hóa lỏng, nửa còn lại được phân phối cho châu Âu qua hai ngả : đường ống Turkstream (hay còn gọi là Turkish Stream) nối các nhà máy Nga với Thổ Nhĩ Kỳ xuyên qua lòng Biển Đen và Ukraina.

Hiện tại, mỗi năm, Ukraina chỉ còn là cửa ngõ trung chuyển từ 12 đến 14 tỷ mét khối khí đốt của Nga vào thị trường Liên Âu. Khí đốt của Nga bán cho Liên Âu qua ngả Ukraina chỉ còn bảo đảm từ 5 đến 8 % nhu cầu tiêu thụ của toàn khối trong Liên Âu. Con số này thấp hơn rất nhiều so với thời điểm mà Liên Hiệp Châu Âu phụ thuộc đến 40 % vào khí đốt của Nga hồi trước chiến tranh Ukraina.

Châu Âu chưa bao giờ dám mạnh tay trừng phạt khí đốt của Nga

Trong một cuộc hội thảo do Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp - IFRI tổ chức tháng 12/2024, Didier Holleaux, phó tổng giám đốc tập đoàn năng lượng Pháp ENGIE, chủ tịch hiệp hội các nhà phân phối khí đốt châu Âu Eurogas, nêu bật một điểm quan trọng : Chính vì sự phụ thuộc quá lớn của Liên Âu vào khí đốt Nga mà tổng thống Putin đã sử dụng năng lượng này như một công cụ phục vụ Matxcơva:

« Nga đã sử dụng khí đốt như một công cụ phục vụ các mục tiêu địa chính trị từ trước khi Matxcơva khởi động chiến tranh Ukraina. Mùa hè 2021, khi thấy nhu cầu tiêu thụ của châu Âu tăng cao vì nhiều lý do khác nhau, Nga tạm thời đã giảm mức cung sang thị trường này và như vậy, tạo thêm căng thẳng trên thị trường năng lượng của châu Âu để hưởng lợi. Tình trạng đó kéo dài suốt mùa hè và mùa thu 2021 và chúng ta thấy rõ thế thượng phong của Nga trong lĩnh vực này.

Với chiến tranh Ukraina, thị trường khí đốt bước sang một giai đoạn mới và phải nói là Nga đã khéo léo giật dây, gây ra một làn sóng sợ hãi để đẩy giá khí đốt lên cao hơn nữa. Ngay sau khi tuyên chiến với Ukraina, Matxcơva tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu, nhưng đòi được thanh toán bằng đồng rúp, tiếp theo đó là những yêu sách mới về các thể thức thanh toán, về hệ thống thanh toán qua các ngân hàng của Nga, với đỉnh điểm là Nga tuyên bố ngừng cung cấp khi đốt cho Ba Lan… Nga cố tình tạo nên một cơn sốt trên thị trường khí đốt và khi cảm thấy cần thì lại áp đặt thêm một số những điều kiện khác. Cần nhấn mạnh là cho đến tận tháng 06/2024, Nga hoàn toàn làm chủ tình hình trên thị trường khí đốt. Nga quyết định hạn chế khối lượng cung cấp sang thị trường này, trong lúc mà Liên Âu tuy ban hành nhiều biện pháp trừng phạt Matxcơva xâm chiếm Ukraina, nhưng tuyệt nhiên không trừng phạt khí đốt của Nga. Tất cả những dao động trên thị trường khí đốt trong thời gian qua đều xuất phát từ phía Nga ».

Cho đến cuối 2024, tập đoàn Nga Gazprom vẫn xuất khẩu dầu khí cho châu Âu qua ngả Ukraina. Nghịch lý ở đây là cho dù Nga và Ukraina trong tình trạng chiến tranh, mỗi tháng Kiev vẫn gửi hóa đơn đòi tập đoàn dầu khí của Nga Gazprom thanh toán tiền thuê hệ thống các đường ống dẫn khí đốt của Ukraina và Gazprom thì vẫn rất sòng phẳng với phía Kiev. Phó tổng giám đốc tập đoàn năng lượng Pháp Didier Holleaux đưa ra hai yếu tố giải thích cho nghịch lý trong quan hệ giữa hai quốc gia tham chiếm bị gắn kết vì những hợp đồng năng lượng :

« Thứ nhất, ngành công nghiệp khí đốt có truyền thống lâu đời là các bên phải tôn trọng những hợp đồng dài hạn, trừ trường hợp bất khả kháng và đây là điều mà trước Nga và Ukraina, nhiều nhà cung cấp khác cũng đã phải tuân thủ để giữ uy tín với khách hàng. Lý do thứ hai là qua hệ thống đường ống dẫn khí đốt của Ukraina, Matxcơva tiếp tục cung cấp năng lượng cho các quốc gia có lập trường thân Nga. Chính vì thế mà Slovakia, Hungary hay Áo nhận được một phần lớn trong số từ 12 đến 13 -14 tỷ mét khối khí đốt của Nga bán sang Liên Âu qua trung gian Ukraina ».

Nga mất thị trường châu Âu, Mỹ hưởng lợi

Nhờ chiến tranh Ukraina mà Na Uy, Qatar và nhất là Mỹ mở rộng thị phần tại châu Âu. Đúng một tháng trước lễ tuyên thệ nhậm chức ngày 20/12/2024, tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump trên mạng xã hội cá nhân đã viết : « Liên Âu cần thu hẹp xuất siêu với Mỹ bằng cách mua nhiều dầu khí của Mỹ hơn. Nếu không (Hoa Kỳ sẽ) áp dụng thuế hải quan trên mọi mặt (nhắm vào hàng của châu âu xuất khẩu vào Mỹ) ». Cũng ông Trump dọa đánh thuế 10 % vào các mặt hàng xuất khẩu của châu Âu. Từ ngày Donald Trump đắc cử tháng 11/2024, Bruxelles và mỗi thành viên trong Liên Âu đều thể hiện thái độ tích cực để hy vọng tìm được cách đối thoại với Trump. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu và chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương - BCE đã đoán trước được ý của Donald Trump. Cả Ursula Von der Leyen lẫn Christine Lagarde cùng kêu gọi mua thêm hàng của Mỹ để tránh một cuộc chiến thương mại với nền kinh tế số 1 toàn cầu.

Theo đánh giá của nhà nghiên cứu Elvire Fabry, Viện nghiên cứu châu Âu Jacques Delors, Bruxelles và thế giới biết rằng ông Trump không đe dọa suông, cho dù là với những đồng minh « thân thiết » của Washington. Donald Trump cũng sẵn sàng xé bỏ những hiệp định mà chính ông là tác giả, như trường hợp với hai nước Bắc Mỹ là Canada và Mêhicô:

« Donald Trump loan báo trước ý định của ông trước khi chính thức bước vào Nhà Trắng. Chắc chắn là ông không đợi đến 2026 mới đàm phán lại hiệp định tự do mậu dịch với Canada và Mêhicô mà chính ông đã chủ xướng. Hoa Kỳ đang hoàn toàn bước ra ngoài những quy luật về kinh tế và thương mai hiện hành từ trước đến nay, bước ra ngoài luật chơi của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Chúng ta đã lún sâu vào một cuộc chiến thương mại. Điều đáng chú ý ở đây là Donald Trump đang khóa chặt những cánh cửa vẫn còn cho phép hàng của Trung Quốc, của Châu Âu và của thế giới xuất khẩu vào Mỹ qua ngả Canada và Mêhicô.

(...) Chúng ta cũng nhận thấy là có một sự nhập nhằng, hay đúng hơn là chính quyền Trump vừa sử dụng những công cụ kinh tế như thuế hải quan, luật thương mại với những mục đích chính trị. Chẳng hạn như ông Trump chủ trương dùng đòn thương mại để ngăn chặn các đường dây buôn lậu ma túy tổng hợp fentanyl, hay với mục đích ngăn chận các làn sóng người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ… Châu Âu phải thấy trước rằng Donald Trump có thể dùng lá bài thương mại để mặc cả về viện trợ của Mỹ cho Ukraina, về việc Washington bảo đảm an ninh cho châu Âu… »

Cũng nhà nghiên cứu của viện Jacques Delors trên đài truyền hình France 24 nhấn mạnh viễn cảnh một cuộc chiến thương mại toàn cầu là « khó tránh khỏi »:

« Có một sự thay đổi lớn giữa nhiệm kỳ đầu của ông Donald Trump với chính quyền Trump sắp tới. Lần trước tổng thống Trump đề ra mục tiêu lấy lại cân bằng trong cán cân thương mại với Trung Quốc, nhưng lần này quyết tâm của chính quyền sắp tới ở Nhà Trắng mạnh hơn nhiều : Donald Trump muốn làm thay đổi cả mô hình kinh tế của Trung Quốc, bởi theo ông, dân Trung Quốc mua sắm quá ít, do vậy hàng sản xuất ra phải bán ra nước ngoài, tức là đổ vào thị trường Mỹ. Bởi vậy theo ông, nếu người dân Trung Quốc tiêu thụ nhiều hơn, Mỹ sẽ không còn trong thế nhập siêu so với Trung Quốc. Tính toán này có nhiều giới hạn của nó và kèm theo đó là những bất cập trong chính sách kinh tế và thương mại của Hoa Kỳ : Trump muốn có một đồng đô la mạnh nhưng ông quên rằng, điều đó bất lợi cho khu vực xuất khẩu, cho các nhà sản xuất ở Mỹ ».

Không có gì bảo đảm là chính sách thương mại của Donald Trump có lợi cho Hoa Kỳ, cho người dân Mỹ, cho những cử tri đã bỏ phiếu cho ông. Điều đó không cấm cản tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ chưa quay lại Nhà Trắng mà đã đặt cả thế giới vào thế bất an.

  continue reading

72 эпизодов

Все серии

×
 
Loading …

Добро пожаловать в Player FM!

Player FM сканирует Интернет в поисках высококачественных подкастов, чтобы вы могли наслаждаться ими прямо сейчас. Это лучшее приложение для подкастов, которое работает на Android, iPhone и веб-странице. Зарегистрируйтесь, чтобы синхронизировать подписки на разных устройствах.

 

Краткое руководство

Слушайте это шоу, пока исследуете
Прослушать