Artwork

Контент предоставлен France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Весь контент подкастов, включая эпизоды, графику и описания подкастов, загружается и предоставляется непосредственно компанией France Médias Monde and RFI Tiếng Việt или ее партнером по платформе подкастов. Если вы считаете, что кто-то использует вашу работу, защищенную авторским правом, без вашего разрешения, вы можете выполнить процедуру, описанную здесь https://ru.player.fm/legal.
Player FM - приложение для подкастов
Работайте офлайн с приложением Player FM !

Ưu tiên an ninh - quốc phòng : Ba Lan trong nỗi lo sợ Nga thường trực

11:33
 
Поделиться
 

Manage episode 460214625 series 1455067
Контент предоставлен France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Весь контент подкастов, включая эпизоды, графику и описания подкастов, загружается и предоставляется непосредственно компанией France Médias Monde and RFI Tiếng Việt или ее партнером по платформе подкастов. Если вы считаете, что кто-то использует вашу работу, защищенную авторским правом, без вашего разрешения, вы можете выполнить процедуру, описанную здесь https://ru.player.fm/legal.

Từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 30/06/2025, Ba Lan đảm nhiệm vai trò chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu. An ninh của khối sẽ là ưu tiên hàng đầu, bởi vì với cuộc chiến xâm lược Ukraina, Nga lại trở thành một mối đe dọa cho Ba Lan. Sự việc cho thấy rõ mối quan hệ phức tạp giữa Matxcơva và Vacxava vì những vấn đề quá khứ lịch sử, những cạnh tranh chiến lược và địa chính trị tại vùng Đông – Trung Âu.

« Chính sách Lịch sử »

Tính chất phức tạp trong quan hệ Nga - Ba Lan được giải thích bởi nhiều yếu tố vừa mang tính lịch sử, vừa có tính địa chính trị.Trong một bài viết đăng trên trang Diploweb (ngày 09/03/2014), sau khi khủng hoảng Ukraina bùng nổ với việc Nga xâm chiếm và sáp nhập bất hợp pháp bán đảo Crimée, hai nhà nghiên cứu người Ba Lan thuộc trường đại học Silésie (Katowice, Ba Lan) là Kamil Golas, chuyên gia về không gian hậu Xô Viết và Mateusz Hudzikowski, chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, trước hết đã nhấn mạnh rằng « Lịch sử » đóng một vai trò to lớn, thậm chí quyết định, trong chính sách đối ngoại của hai nước, trong đó có mối quan hệ Nga – Ba Lan.

Nhiều sự kiện có liên quan trực tiếp đến Nga – được xem như là kẻ thù lâu đời của Ba Lan – hầu như ngự trị rộng rãi trên các mạng truyền thông và đời sống chính trị đất nước. Ba Lan thường xuyên bị đánh giá là một đất nước chỉ nhìn về quá khứ thay vì hướng đến tương lai. Hiện tượng này phổ biến đến mức được gọi là « chính sách lịch sử ». Cái nhìn tiêu cực về Nga là kết quả một lịch sử đế chế và chiếm đóng trong gần ba thế kỷ của Nga.

Sách sử Ba Lan luôn nhắc đến những lần đất nước bị tước mất nền độc lập, bị chia để trị bởi ba đế chế Sa hoàng, Áo và Phổ vào thế kỷ XVIII, bởi hiệp ước giữa Stalin và Hitler năm 1939, còn được gọi là Hiệp ước Molotov – Ribbentrop, và đặc biệt là giai đoạn sau Đệ Nhị Thế Chiến, bị lệ thuộc vào Liên Xô và bị áp đặt chủ nghĩa cộng sản (1945 – 1989). Nhìn từ Ba Lan, chế độ Xô Viết sụp đổ năm 1991 thật sự là một phép mầu sau ba thế kỷ dưới mối đe dọa Nga và phụ thuộc vào Matxcơva.

Tương tự, tại Nga, quá khứ lịch sử cũng có một tầm quan trọng. Nga luôn nhắc đến giai đoạn từng bị đế chế Ba Lan đô hộ vào thế kỷ XVII. Rồi trong một thời gian dài, Nga đã từng là một siêu cường, và sức mạnh này cần phải được khôi phục. Sự sụp đổ của chế độ cộng sản đối với nhiều người Nga là một thảm họa thực sự cho đất nước. Nhưng ý tưởng khôi phục một « đế chế Nga », dù chỉ là trong các phát biểu của ông Vladimir Putin, các phát biểu tuyên truyền, hay trò chơi tâm lý, lại là điều khiến Ba Lan lo sợ.

Thảm họa Smolensk: Một bước rẽ trong quan hệ Nga – Ba Lan

Các câu chuyện về xung đột đã trở thành một mặt đời sống chính trị ngày càng không thể thiếu trong suốt hơn một thập kỷ qua ở Ba Lan. Ngay từ năm 2008, sau khi Nga phát động cuộc chiến xâm lược chống Gruzia, tổng thống Ba Lan thời bấy giờ là Lech Kaczynski từng tuyên bố : « Ngày hôm nay là Gruzia, ngày mai là Ukraina, hôm sau nữa sẽ là các nước vùng Baltic, và có thể đến một thời điểm nào đó, sẽ là Ba Lan, đất nước tôi ! ».

Tuyên bố này giờ còn mang nặng ý nghĩa khi nhìn vào những gì đang diễn ra tại Ukraina hiện nay, theo như nhận định từ nhà nghiên cứu về quan hệ Pháp – Đức, Paul Maurice, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) trên đài truyền hình ARTE : « Không một nước nào lắng nghe Ba Lan cả, bởi vì, đối với Pháp, mối nguy an ninh là ở nơi khác, đến từ phía nam, vùng Sahel ở châu Phi hay từ các nước Bắc Phi. Nhưng Ba Lan đã cho thấy rằng nước này đã đúng về mối họa an ninh đến từ Nga. Điều này đã cho phép Ba Lan chủ động trên nhiều chủ đề ».

Có lẽ sự kiện « thảm họa Smolensk » là bước rẽ quan trọng trong quan hệ Nga – Ba Lan. Ngày 10/04/2010, ông Lech Kaczynski, anh trai của Jaroslaw Kaczynski, lãnh đạo đảng PiS – Công lý và Pháp luật – cùng nhiều quan chức chính phủ cao cấp khác, tổng cộng 96 người, đã bỏ mạng trong một tai nạn hàng không tại thành phố Smolensk của Nga khi đến dự lễ tưởng niệm vụ « thảm sát Katyn ».

Đây là một tranh chấp lịch sử chưa bao giờ được Nga thừa nhận: 22 ngàn sĩ quan Ba Lan bị Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD) hành quyết theo lệnh của Staline năm 1940. Tai nạn hàng không này cho đến giờ vẫn chưa được làm sáng tỏ, Nga vẫn luôn từ chối giao phần các mảnh vỡ máy bay còn lại cho phía Ba Lan để điều tra.

IMBMN : Nút thắt chiến lược cho Ba Lan

Điểm thứ hai gây khó khăn cho quan hệ Nga – Ba Lan là giữa hai nước có các lợi ích, các tầm nhìn địa chiến lược và địa chính trị rất khác biệt, thậm chí là đối nghịch. Ba Lan xem việc gia nhập NATO – Liên minh Bắc Đại Tây Dương, là một cơ hội để tăng cường năng lực phòng thủ và hiện đại hóa quân đội. Nhưng đối với Matxcơva, quyết định này của Vacxava là một hành động cản trở Nga thực hiện các tham vọng của mình tại châu lục, do vị trí địa lý chiến lược của nước này tại châu Âu.

Trong vấn đề này, yếu tố lịch sử một lần nữa được nhắc đến. Những tham vọng này của Nga thúc đẩy Ba Lan khám phá lại một thực tế chính trị được dựa trên huyền thoại : Nút thắt chiến lược của Dải đất biển Baltic – Hắc Hải (IMBMN). Đây là một dự án chưa kịp hoàn thành, nhằm xây dựng liên minh các nước nằm trên dải đất đi từ biển Baltic đến Hắc Hải (IMBMN), từng được Jozef Pilsudski, Quốc trưởng Đệ Nhị Cộng Hòa Ba Lan (1918-1922) đưa ra sau khi đế chế Sa hoàng sụp đổ năm 1918. Theo dự án, Liên minh các nước vùng biển quy tụ Ba Lan, Litva, Belarus và Ukraina nhằm mục tiêu tăng cường sức mạnh của vùng và để chống Nga.

Ông Maciej Bukowski, chuyên gia về an ninh năng lượng, trên trang Le Grand Continent, ngày 18/03/2021, từng giải thích : « Chỉ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, một cường quốc, hiển nhiên là Hoa Kỳ, mới thấy được tầm quan trọng của dải đất đi từ biển Baltic đến Hắc Hải (IMBMN) và dùng chúng để ngăn cản các thế lực thống trị trên bộ mà Liên Xô đã từng có. »

Việc Ba Lan trở thành thành viên của NATO và Liên Hiệp Châu Âu đã phần nào giúp thực hiện chiến lược mà Mỹ đề ra sau Đệ Nhị Thế Chiến : Kiểm soát viền hàng hải Á – Âu. Liên Xô sụp đổ, Mỹ đã có thể can dự chính trị vào vùng lãnh thổ IMBMN. Sau khi mở rộng NATO năm 1999 và bất chấp phản đối của Nga, vùng Đông – Trung Âu, đã và vẫn được Mỹ che chở bởi các bảo đảm an ninh, mà phần đông các nước tại IMBMN xem như là một nền tảng trung tâm cho cơ cấu an ninh của vùng.

Niềm tin vào năng lực triển khai sức mạnh quân sự Mỹ tại vùng Á – Âu đã cho phép các nước trong vùng IMBMN dành được 30 năm sau cùng để hội nhập với thị trường thế giới cũng như là hội nhập với Liên Âu. Đối với Ba Lan, tiến trình này giúp cho đất nước đạt được một số mục tiêu kinh tế và chính trị được xác định là « không thể thiếu » để có thể đuổi kịp quãng thời gian bị mất dưới thời kỳ cộng sản.

A2AD : Đối sách của Nga chống IMBMN

Rõ ràng giữa Ba Lan và Nga các lợi ích địa chính trị là không tương thích. Sự phụ thuộc của Vacxava vào Washington, hình thành trong những năm 1990, được thể hiện rõ qua mối quan hệ đồng minh bền vững, dù là bất cân đối. Trong nhãn quan của Mỹ, Ba Lan có vai trò lá chắn hàng đầu chống lại thế mạnh quân sự Nga tại vùng địa lý giáp với IMBMN. Ngược lại, đối với Nga, IMBMN cũng nằm trong vùng triển khai lực lượng quan trọng của nước này. Matxcơva ý thức được rằng bài toán duy trì vị thế cường quốc lớn của đất nước tại châu Âu sẽ phải được giải quyết ở điểm này.

Liệu đó có là nguyên nhân để giải thích cho cuộc chiến xâm lược Ukraina hiện nay? Nhìn vào thế trận hiện nay, ngoài Belarus đã nằm trong vòng kềm tỏa của chủ nhân điện Kremlin, quả thật, chỉ còn mỗi Ukraina vẫn chưa hoàn toàn hội nhập vào thế giới phương Tây như hai nước còn lại của IMBMN là Ba Lan và Litva.

Trong cuộc đối đầu này, Nga dường như đã có bước đi trước là hoàn thiện các hệ thống chống tiếp cận A2AD, và khôi phục các năng lực chiến tranh đối xứng (nhờ vào chương trình cải cách quân đội của Serdyukov), trong khi Mỹ và NATO mất một thập niên để bắt kịp binh pháp bất cân xứng phổ biến của quân đội Nga. Bức tường chống xâm nhập được Nga thiết lập đi từ phía bắc Biển Baltic và dọc theo sườn phía đông của NATO, của Ukraina, của bán đảo Crimée, Hắc Hải, eo biển Thổ Nhĩ Kỳ cho đến tận đông Địa Trung Hải.

Theo ông, Maciej Bukowski, chiến lược này sẽ khiến hải quân Mỹ khó thể triển khai lực lượng một cách hiệu quả trong vùng trong trường hợp xảy ra xung đột giữa một thành viên của NATO và Nga. Ông viết : « Ví dụ, hạm đội Hoa Kỳ có nguy cơ không thể tiến vào Biển Baltic qua eo biển Đan Mạch. Khả năng hỗ trợ Ba Lan và/hoặc các nước vùng Baltic của Hoa Kỳ khi đó sẽ phụ thuộc vào một thỏa thuận với Đức cho phép quân đội Mỹ đi qua lãnh thổ của nước này nếu cần thiết. Nếu không có thỏa thuận như vậy, các lữ đoàn hạng nặng của Mỹ sẽ khó có thể tới được Ba Lan ».

Tự chủ quốc phòng là quốc sách ?

Trong trường hợp này, NATO khó thể giúp được các quốc gia vùng Baltic, nơi Nga có hệ thống A2AD để bảo vệ và vô hiệu hóa các tuyến đường hàng không và đường biển của liên minh. Điều này có nghĩa là nền độc lập của các quốc gia vùng Baltic phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vị trí địa lý và chính trị của Ba Lan.

Thực tế địa chính trị này đã xác nhận một ý tưởng ngày càng lưu hành phổ biến tại Ba Lan, theo đó, chính quyền Vacxava không những phải củng cố chính sách an ninh được tiến hành song song với Mỹ, mà còn phải phát triển các phương tiện của riêng mình để khẳng định vai trò lãnh đạo của Ba Lan tại vùng IMBMN. Nói một cách khác, Ba Lan phải gia tăng mua sắm và sản xuất vũ khí.

Tuy nhiên, ông Paul Maurice, lưu ý, điều này không đồng nghĩa với việc Ba Lan sẽ tự chủ hoàn toàn và độc lập với chiếc ô an ninh của Mỹ : « Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk từng có những lập trường như chúng ta thấy qua các dòng tweet của ông ngay trước khi bầu cử Mỹ kêu gọi tỉnh thức và nhấn mạnh tính cần thiết về sự tự chủ của châu Âu trước nỗi lo Donald Trump trở lại. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông Tusk muốn cắt đứt tất cả các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Ông ấy bám chặt sâu sắc vào mối quan hệ này, bởi vì đó là vấn đề an ninh của Ba Lan. »

Hiện Ba Lan là quốc gia duy nhất trong khối NATO dành nhiều ngân sách nhất cho quốc phòng với 4,12% của GDP. Vacxava hy vọng các thể lôi kéo các nước thành viên khác có chính sách tương tự !

  continue reading

51 эпизодов

Artwork
iconПоделиться
 
Manage episode 460214625 series 1455067
Контент предоставлен France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Весь контент подкастов, включая эпизоды, графику и описания подкастов, загружается и предоставляется непосредственно компанией France Médias Monde and RFI Tiếng Việt или ее партнером по платформе подкастов. Если вы считаете, что кто-то использует вашу работу, защищенную авторским правом, без вашего разрешения, вы можете выполнить процедуру, описанную здесь https://ru.player.fm/legal.

Từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 30/06/2025, Ba Lan đảm nhiệm vai trò chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu. An ninh của khối sẽ là ưu tiên hàng đầu, bởi vì với cuộc chiến xâm lược Ukraina, Nga lại trở thành một mối đe dọa cho Ba Lan. Sự việc cho thấy rõ mối quan hệ phức tạp giữa Matxcơva và Vacxava vì những vấn đề quá khứ lịch sử, những cạnh tranh chiến lược và địa chính trị tại vùng Đông – Trung Âu.

« Chính sách Lịch sử »

Tính chất phức tạp trong quan hệ Nga - Ba Lan được giải thích bởi nhiều yếu tố vừa mang tính lịch sử, vừa có tính địa chính trị.Trong một bài viết đăng trên trang Diploweb (ngày 09/03/2014), sau khi khủng hoảng Ukraina bùng nổ với việc Nga xâm chiếm và sáp nhập bất hợp pháp bán đảo Crimée, hai nhà nghiên cứu người Ba Lan thuộc trường đại học Silésie (Katowice, Ba Lan) là Kamil Golas, chuyên gia về không gian hậu Xô Viết và Mateusz Hudzikowski, chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, trước hết đã nhấn mạnh rằng « Lịch sử » đóng một vai trò to lớn, thậm chí quyết định, trong chính sách đối ngoại của hai nước, trong đó có mối quan hệ Nga – Ba Lan.

Nhiều sự kiện có liên quan trực tiếp đến Nga – được xem như là kẻ thù lâu đời của Ba Lan – hầu như ngự trị rộng rãi trên các mạng truyền thông và đời sống chính trị đất nước. Ba Lan thường xuyên bị đánh giá là một đất nước chỉ nhìn về quá khứ thay vì hướng đến tương lai. Hiện tượng này phổ biến đến mức được gọi là « chính sách lịch sử ». Cái nhìn tiêu cực về Nga là kết quả một lịch sử đế chế và chiếm đóng trong gần ba thế kỷ của Nga.

Sách sử Ba Lan luôn nhắc đến những lần đất nước bị tước mất nền độc lập, bị chia để trị bởi ba đế chế Sa hoàng, Áo và Phổ vào thế kỷ XVIII, bởi hiệp ước giữa Stalin và Hitler năm 1939, còn được gọi là Hiệp ước Molotov – Ribbentrop, và đặc biệt là giai đoạn sau Đệ Nhị Thế Chiến, bị lệ thuộc vào Liên Xô và bị áp đặt chủ nghĩa cộng sản (1945 – 1989). Nhìn từ Ba Lan, chế độ Xô Viết sụp đổ năm 1991 thật sự là một phép mầu sau ba thế kỷ dưới mối đe dọa Nga và phụ thuộc vào Matxcơva.

Tương tự, tại Nga, quá khứ lịch sử cũng có một tầm quan trọng. Nga luôn nhắc đến giai đoạn từng bị đế chế Ba Lan đô hộ vào thế kỷ XVII. Rồi trong một thời gian dài, Nga đã từng là một siêu cường, và sức mạnh này cần phải được khôi phục. Sự sụp đổ của chế độ cộng sản đối với nhiều người Nga là một thảm họa thực sự cho đất nước. Nhưng ý tưởng khôi phục một « đế chế Nga », dù chỉ là trong các phát biểu của ông Vladimir Putin, các phát biểu tuyên truyền, hay trò chơi tâm lý, lại là điều khiến Ba Lan lo sợ.

Thảm họa Smolensk: Một bước rẽ trong quan hệ Nga – Ba Lan

Các câu chuyện về xung đột đã trở thành một mặt đời sống chính trị ngày càng không thể thiếu trong suốt hơn một thập kỷ qua ở Ba Lan. Ngay từ năm 2008, sau khi Nga phát động cuộc chiến xâm lược chống Gruzia, tổng thống Ba Lan thời bấy giờ là Lech Kaczynski từng tuyên bố : « Ngày hôm nay là Gruzia, ngày mai là Ukraina, hôm sau nữa sẽ là các nước vùng Baltic, và có thể đến một thời điểm nào đó, sẽ là Ba Lan, đất nước tôi ! ».

Tuyên bố này giờ còn mang nặng ý nghĩa khi nhìn vào những gì đang diễn ra tại Ukraina hiện nay, theo như nhận định từ nhà nghiên cứu về quan hệ Pháp – Đức, Paul Maurice, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) trên đài truyền hình ARTE : « Không một nước nào lắng nghe Ba Lan cả, bởi vì, đối với Pháp, mối nguy an ninh là ở nơi khác, đến từ phía nam, vùng Sahel ở châu Phi hay từ các nước Bắc Phi. Nhưng Ba Lan đã cho thấy rằng nước này đã đúng về mối họa an ninh đến từ Nga. Điều này đã cho phép Ba Lan chủ động trên nhiều chủ đề ».

Có lẽ sự kiện « thảm họa Smolensk » là bước rẽ quan trọng trong quan hệ Nga – Ba Lan. Ngày 10/04/2010, ông Lech Kaczynski, anh trai của Jaroslaw Kaczynski, lãnh đạo đảng PiS – Công lý và Pháp luật – cùng nhiều quan chức chính phủ cao cấp khác, tổng cộng 96 người, đã bỏ mạng trong một tai nạn hàng không tại thành phố Smolensk của Nga khi đến dự lễ tưởng niệm vụ « thảm sát Katyn ».

Đây là một tranh chấp lịch sử chưa bao giờ được Nga thừa nhận: 22 ngàn sĩ quan Ba Lan bị Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD) hành quyết theo lệnh của Staline năm 1940. Tai nạn hàng không này cho đến giờ vẫn chưa được làm sáng tỏ, Nga vẫn luôn từ chối giao phần các mảnh vỡ máy bay còn lại cho phía Ba Lan để điều tra.

IMBMN : Nút thắt chiến lược cho Ba Lan

Điểm thứ hai gây khó khăn cho quan hệ Nga – Ba Lan là giữa hai nước có các lợi ích, các tầm nhìn địa chiến lược và địa chính trị rất khác biệt, thậm chí là đối nghịch. Ba Lan xem việc gia nhập NATO – Liên minh Bắc Đại Tây Dương, là một cơ hội để tăng cường năng lực phòng thủ và hiện đại hóa quân đội. Nhưng đối với Matxcơva, quyết định này của Vacxava là một hành động cản trở Nga thực hiện các tham vọng của mình tại châu lục, do vị trí địa lý chiến lược của nước này tại châu Âu.

Trong vấn đề này, yếu tố lịch sử một lần nữa được nhắc đến. Những tham vọng này của Nga thúc đẩy Ba Lan khám phá lại một thực tế chính trị được dựa trên huyền thoại : Nút thắt chiến lược của Dải đất biển Baltic – Hắc Hải (IMBMN). Đây là một dự án chưa kịp hoàn thành, nhằm xây dựng liên minh các nước nằm trên dải đất đi từ biển Baltic đến Hắc Hải (IMBMN), từng được Jozef Pilsudski, Quốc trưởng Đệ Nhị Cộng Hòa Ba Lan (1918-1922) đưa ra sau khi đế chế Sa hoàng sụp đổ năm 1918. Theo dự án, Liên minh các nước vùng biển quy tụ Ba Lan, Litva, Belarus và Ukraina nhằm mục tiêu tăng cường sức mạnh của vùng và để chống Nga.

Ông Maciej Bukowski, chuyên gia về an ninh năng lượng, trên trang Le Grand Continent, ngày 18/03/2021, từng giải thích : « Chỉ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, một cường quốc, hiển nhiên là Hoa Kỳ, mới thấy được tầm quan trọng của dải đất đi từ biển Baltic đến Hắc Hải (IMBMN) và dùng chúng để ngăn cản các thế lực thống trị trên bộ mà Liên Xô đã từng có. »

Việc Ba Lan trở thành thành viên của NATO và Liên Hiệp Châu Âu đã phần nào giúp thực hiện chiến lược mà Mỹ đề ra sau Đệ Nhị Thế Chiến : Kiểm soát viền hàng hải Á – Âu. Liên Xô sụp đổ, Mỹ đã có thể can dự chính trị vào vùng lãnh thổ IMBMN. Sau khi mở rộng NATO năm 1999 và bất chấp phản đối của Nga, vùng Đông – Trung Âu, đã và vẫn được Mỹ che chở bởi các bảo đảm an ninh, mà phần đông các nước tại IMBMN xem như là một nền tảng trung tâm cho cơ cấu an ninh của vùng.

Niềm tin vào năng lực triển khai sức mạnh quân sự Mỹ tại vùng Á – Âu đã cho phép các nước trong vùng IMBMN dành được 30 năm sau cùng để hội nhập với thị trường thế giới cũng như là hội nhập với Liên Âu. Đối với Ba Lan, tiến trình này giúp cho đất nước đạt được một số mục tiêu kinh tế và chính trị được xác định là « không thể thiếu » để có thể đuổi kịp quãng thời gian bị mất dưới thời kỳ cộng sản.

A2AD : Đối sách của Nga chống IMBMN

Rõ ràng giữa Ba Lan và Nga các lợi ích địa chính trị là không tương thích. Sự phụ thuộc của Vacxava vào Washington, hình thành trong những năm 1990, được thể hiện rõ qua mối quan hệ đồng minh bền vững, dù là bất cân đối. Trong nhãn quan của Mỹ, Ba Lan có vai trò lá chắn hàng đầu chống lại thế mạnh quân sự Nga tại vùng địa lý giáp với IMBMN. Ngược lại, đối với Nga, IMBMN cũng nằm trong vùng triển khai lực lượng quan trọng của nước này. Matxcơva ý thức được rằng bài toán duy trì vị thế cường quốc lớn của đất nước tại châu Âu sẽ phải được giải quyết ở điểm này.

Liệu đó có là nguyên nhân để giải thích cho cuộc chiến xâm lược Ukraina hiện nay? Nhìn vào thế trận hiện nay, ngoài Belarus đã nằm trong vòng kềm tỏa của chủ nhân điện Kremlin, quả thật, chỉ còn mỗi Ukraina vẫn chưa hoàn toàn hội nhập vào thế giới phương Tây như hai nước còn lại của IMBMN là Ba Lan và Litva.

Trong cuộc đối đầu này, Nga dường như đã có bước đi trước là hoàn thiện các hệ thống chống tiếp cận A2AD, và khôi phục các năng lực chiến tranh đối xứng (nhờ vào chương trình cải cách quân đội của Serdyukov), trong khi Mỹ và NATO mất một thập niên để bắt kịp binh pháp bất cân xứng phổ biến của quân đội Nga. Bức tường chống xâm nhập được Nga thiết lập đi từ phía bắc Biển Baltic và dọc theo sườn phía đông của NATO, của Ukraina, của bán đảo Crimée, Hắc Hải, eo biển Thổ Nhĩ Kỳ cho đến tận đông Địa Trung Hải.

Theo ông, Maciej Bukowski, chiến lược này sẽ khiến hải quân Mỹ khó thể triển khai lực lượng một cách hiệu quả trong vùng trong trường hợp xảy ra xung đột giữa một thành viên của NATO và Nga. Ông viết : « Ví dụ, hạm đội Hoa Kỳ có nguy cơ không thể tiến vào Biển Baltic qua eo biển Đan Mạch. Khả năng hỗ trợ Ba Lan và/hoặc các nước vùng Baltic của Hoa Kỳ khi đó sẽ phụ thuộc vào một thỏa thuận với Đức cho phép quân đội Mỹ đi qua lãnh thổ của nước này nếu cần thiết. Nếu không có thỏa thuận như vậy, các lữ đoàn hạng nặng của Mỹ sẽ khó có thể tới được Ba Lan ».

Tự chủ quốc phòng là quốc sách ?

Trong trường hợp này, NATO khó thể giúp được các quốc gia vùng Baltic, nơi Nga có hệ thống A2AD để bảo vệ và vô hiệu hóa các tuyến đường hàng không và đường biển của liên minh. Điều này có nghĩa là nền độc lập của các quốc gia vùng Baltic phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vị trí địa lý và chính trị của Ba Lan.

Thực tế địa chính trị này đã xác nhận một ý tưởng ngày càng lưu hành phổ biến tại Ba Lan, theo đó, chính quyền Vacxava không những phải củng cố chính sách an ninh được tiến hành song song với Mỹ, mà còn phải phát triển các phương tiện của riêng mình để khẳng định vai trò lãnh đạo của Ba Lan tại vùng IMBMN. Nói một cách khác, Ba Lan phải gia tăng mua sắm và sản xuất vũ khí.

Tuy nhiên, ông Paul Maurice, lưu ý, điều này không đồng nghĩa với việc Ba Lan sẽ tự chủ hoàn toàn và độc lập với chiếc ô an ninh của Mỹ : « Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk từng có những lập trường như chúng ta thấy qua các dòng tweet của ông ngay trước khi bầu cử Mỹ kêu gọi tỉnh thức và nhấn mạnh tính cần thiết về sự tự chủ của châu Âu trước nỗi lo Donald Trump trở lại. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông Tusk muốn cắt đứt tất cả các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Ông ấy bám chặt sâu sắc vào mối quan hệ này, bởi vì đó là vấn đề an ninh của Ba Lan. »

Hiện Ba Lan là quốc gia duy nhất trong khối NATO dành nhiều ngân sách nhất cho quốc phòng với 4,12% của GDP. Vacxava hy vọng các thể lôi kéo các nước thành viên khác có chính sách tương tự !

  continue reading

51 эпизодов

Все серии

×
 
Loading …

Добро пожаловать в Player FM!

Player FM сканирует Интернет в поисках высококачественных подкастов, чтобы вы могли наслаждаться ими прямо сейчас. Это лучшее приложение для подкастов, которое работает на Android, iPhone и веб-странице. Зарегистрируйтесь, чтобы синхронизировать подписки на разных устройствах.

 

Краткое руководство

Слушайте это шоу, пока исследуете
Прослушать