Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây vải thiều - Vải sớm Phúc Hòa
Manage episode 348662968 series 3422441
Vải là loại quả mang giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, vải thiều thường được trồng nhiều tại Hải Dương và Bắc Giang, đem lại năng suất cao trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, nếu vận dụng đúng kỹ thuật trồng cây vải thiều và quy trình chăm sóc hợp lý, bà con nông dân hoàn toàn có thể trồng vải thiều ở mọi nơi trên đất nước mà vẫn đạt năng suất tối đa. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc cây vải thiều một cách chi tiết, rõ ràng để độc giả có thể tham khảo kỹ lưỡng. Cùng tìm hiểu nhé!
Chuẩn bị trước khi trồng cây vải thiều Chọn giống vải thiều phù hợpTrông cây vải thiều bằng phương pháp ghép được trồng trong túi bầu polietylen với kích thước tối thiểu: 10 x 22cm, sở hữu sức tiếp hợp tốt, cành và gốc ghép phát triển đều nhau, phần vết ghép phải được gỡ bỏ hoàn toàn dây ghép, bộ rễ phát triển và sinh trưởng tốt, không mang theo các loại sâu bệnh nguy hiểm. Đường kính gốc ghép cách mặt đất 2 cm là 0,8 – 1 cm, cành ghép từ 0,5 – 0,7cm, chiều dài cành ghép khoảng 30 – 40 cm và có từ 2 – 3 cành cấp 1 trở lên.
Chọn đấtCây vải không kén đất, quan trọng là đất phải thoát nước, tầng đất dày. Đối với trồng bằng cành chiết, do rễ phát triển kém nên khi đưa lên đồi phải giữ ẩm tốt và đảm bảo cho cây khỏi lay gốc nhằm giúp tăng tỷ lệ sống sau trồng cao. Với đất đồi, cần chọn nơi có độ dốc thấp dưới 250C, phải trồng theo đường đồng mức và có băng cây chống xói mòn.
Thời vụ trồngVải được trồng vào 2 vụ chính là vụ xuân và vụ thu. Vụ xuân là vào tháng 3 – 4, vụ thu trồng vào tháng 8 – 9 hàng năm. Mật độ trồng là 400 cây/ha, khoảng cách trồng: 6m x 4m.
Kỹ thuật trồng vải thiều đạt chuẩn Làm đất và đào hố trồngĐất được lên luống nhằm dễ thoát nước và chống ngập úng. Khi cần phải xử lý các vấn đề tiềm ẩn từ đất như dư lượng kim loại nặng, nitrate, xói mòn, ngập úng… ảnh hưởng đến cây và sức khỏe người dùng, tổ chức hay cá nhân sản xuất phải tham khảo tư vấn từ các chuyên gia và cần ghi chép, lưu trong hồ sơ những biện pháp xử lý. Trong khu vực trồng vải, nên hạn chế chăn thả vật nuôi vì sẽ gây ô nhiễm nguồn đất, nước. Nếu cần thiết phải chăn nuôi thì nên có chuồng, trại cũng như các biện pháp xử lý chất thải để đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau thu hoạch.
Đào hố trồng vải cần dựa theo nguyên tắc: đất xấu đào to, đất tốt đào nhỏ. Kích thước hố thông thường là 0,8cm x 0,80m x 0,6cm (dài x rộng x sâu). Với vùng đồi đất xấu cần đào hố to hơn, kích thước 1m x 1m x 0,8m.
--- Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message10 эпизодов